Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

THANH LONG BÌNH THUẬN


Quốc lộ của thanh long
BT- Trong những ngày này, thanh long ở Bình Thuận mỗi ngày mỗi giá khiến ai đi qua QL1A đều bị thu hút bởi bảng giá thay đổi liên tục tại các điểm mua thanh long ven đường…
Ngày…
Những ngày này, ai đi qua QL 1A đoạn nối từ Bắc Bình vào đến Hàm Tân chắc sẽ ngạc nhiên với những chuyến xe chở rơm rạ ra vào liên tục. Xe nào xe nấy chất cao ngất, có phủ bạt vừa để che chắn khỏi rơi vãi, vừa như thể hiện đây là một loại hàng hóa đang đắt hàng của vùng Bình Thuận. Xe từ vùng lúa Bắc Bình vào, từ vựa lúa Hàm Thuận Bắc tới, từ những cánh đồng ven sông Đức Linh, Tánh Linh ra rồi đi vào các vùng thanh long mất hút. Những xe chở rơm không theo yêu cầu của nhà vườn nào thì dừng ở bãi đất trống ven QL1A tại ngã hai đi Mương Mán (Hàm Thuận Nam). Hôm ấy, mới 7 giờ sáng, chợ rơm này đã có đến 10 chiếc xe rơm đứng chờ người đến mua. Ai ai cũng đều gióng mắt về phía con đường đối diện, nơi những nhà vườn thanh long ở Mương Mán, Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam) và có thể cả nhà vườn ở xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) đi tắt qua tới đây mua rơm. 15 phút sau, đúng là có nhiều người túa ra quan sát xe rơm, hỏi giá. Xe lớn khoảng 2,5 - 3 triệu đồng, xe nhỏ hơn 1,7 triệu đồng, ai cũng than đắt quá. Nhưng cánh bán rơm cũng dẻo miệng không kém rằng, thanh long đang lên giá từng ngày mà. Chắc chắn đợt tết còn tăng nữa...
Sơ chế thanh long xuất khẩu. Ảnh: N.L

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Sa Pa

Sa Pa: Tuyết rơi đẹp như ở Châu Âu

Từ sáng nay, tuyết bắt đầu rơi tại Sa Pa. Nhà cửa, cây cối phủ một lớp "áo" trắng xóa, đẹp ngỡ ngàng. 

Đợt không khí lạnh tăng cường đã khiến miền Bắc chìm trong rét đậm, có nơi rét hại.

Khoảng 8h sáng nay (15/12), trong cái lạnh dưới 0 độ C, những bông tuyết đầu tiên của mùa đông năm nay rơi xuống Sa Pa (Lào Cai) tại khu vực Núi Xẻ, Fansipan. Sau đó, vùng có tuyết đã mở rộng đến khu vực đèo Ô Quý Hồ, Thác Bạc.

Đến trưa, tuyết đã bám vào cây trắng xóa và phủ một lớp dày 5-7cm trên mặt đường, mái nhà... Tại khu vực Séo Chung Hồ thuộc xã Bản Hồ (cách thị trấn Sa Pa 15km), tuyết bao phủ đỉnh núi. Có tuyết, Sa Pa bỗng trở nên huyền ảo, đẹp như giữa mùa đông Châu Âu. Nhiều du khách cho biết họ thấy thật may mắn khi đến Sa Pa du lịch vào đúng dịp này.

Đến 17h, tuyết vẫn tiếp tục rơi, giao thông ùn tắc.

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Sa Pa có tuyết rơi là do khối không khí lạnh đang di chuyển xuống phía bắc kết hợp với dòng tiết trong đới gió tây tác động. Ông Hải cho biết thêm, tuyết rơi sẽ duy trì đến hết đêm mai (16/12), sau đó nhiệt độ sẽ tăng dần.
Sa Pa: Tuyết rơi đẹp như ở Châu Âu - 1
Sa Pa được bao phủ bởi một màu trắng tinh khiết

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Tin tức an toàn thực phẩm


10 món ăn 'ngậm' hóa chất gây xôn xao thị trường thực phẩm


1. Thịt bò bị làm giả từ thịt lợn sề
 
thuc-pham-nhiem-chat-hoa-hoc

Tẩm ướp hóa chất và phụ gia, nhiều người có thể biến thịt lợn thành thịt gà.Đầu năm, thông tin nhiều tiểu thương tại các chợ đầu mối dùng phẩm màu, hóa chất, phụ gia tẩm ướp để biến thịt lợn sề thành thịt bò khiến hàng triệu người tiêu dùng lo lắng. Bằng cách “hô biến” thịt lợn sề thành thịt bò, chủ kinh doanh có thể bán với giá gấp 3 lần thịt lợn tại các lò mổ, từ 60.000  – 70.000 đồng lên 200.000 đồng/kg.

Nhiều chủ quán cơm bình dân, quán phở, cửa hàng bán thịt bò khô cũng tự chế thịt lợn thành thịt bò bằng phẩm màu hoa hiên và một số phụ gia trong quá trình nấu, để đánh lừa người tiêu dùng và gia tăng lợi nhuận. Thịt bò bị làm giả không có mùi thơm, vị ngọt và bở hơn so với thịt bò thật. Ngoài việc bỏ tiền thật mua hàng giả, người ăn còn có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe do những loại phẩm màu, phụ gia kém chất lượng, thậm chí không được sử dụng trong ngành thực phẩm.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Đào tạo nghề nông thôn: Khó tuyển sinh, khó tìm việc làm
BT- Sinh viên tốt nghiệp còn phải “đỏ” con mắt tìm việc, thì lao động nông thôn với chứng chỉ nghề ngắn hạn dăm ba tháng càng khó khăn gấp bội...
Chứng chỉ “gối” đầu giường!
Cơ hội việc làm không nhiều khi các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh còn quá ít. Nếu có tuyển cũng chỉ là lao động phổ thông, làm các việc bóc tách hạt điều, “mổ” sò, “xẻ” mực... Vì thế, nhiều học viên ra trường thi thoảng lắm mới xin được công việc phù hợp, phần lớn “chứng chỉ” nghề học xong đem gối đầu giường. Bởi vậy, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn là bài toán khó đối với các địa phương hiện nay. Rất nhiều nghề mặc dù đã được địa phương khảo sát thực tế từ nhu cầu người học để đăng ký mở lớp, nhưng lại không tuyển sinh được.
“Giữ” nghề làm nón lá, nhiều lao động nông thôn Đức Linh không thích học nghề khác.