Đào tạo nghề nông thôn: Khó tuyển sinh, khó tìm việc làm
BT- Sinh viên tốt
nghiệp còn phải “đỏ” con mắt tìm việc, thì lao động nông thôn với chứng chỉ nghề
ngắn hạn dăm ba tháng càng khó khăn gấp bội...
Chứng chỉ “gối”
đầu giường!
Cơ hội việc làm không nhiều khi các
công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh còn quá ít. Nếu có tuyển cũng chỉ là lao
động phổ thông, làm các việc bóc tách hạt điều, “mổ” sò, “xẻ” mực... Vì thế,
nhiều học viên ra trường thi thoảng lắm mới xin được công việc phù hợp, phần lớn
“chứng chỉ” nghề học xong đem gối đầu giường. Bởi vậy, chương trình đào tạo nghề
cho lao động nông thôn luôn là bài toán khó đối với các địa phương hiện nay. Rất
nhiều nghề mặc dù đã được địa phương khảo sát thực tế từ nhu cầu người học để
đăng ký mở lớp, nhưng lại không tuyển sinh được.
Đến đầu tháng 12, toàn tỉnh đã đào
tạo nghề cho gần 9.300 lao động nông thôn, đạt khoảng 93% so với chỉ tiêu. Qua
khảo sát tại các địa phương, còn khá nhiều lao động không có nhu cầu học nghề,
kể cả lao động thất nghiệp, hoặc việc làm không ổn định. “Thực tế khi khảo sát
nhu cầu học nghề, số lượng đăng ký rất đông. Nhưng tới khi mở lớp và tổ chức
học, học viên rơi rụng dần, rồi “vỡ” lớp. Lí do thời gian đào tạo nhiều ngày,
học viên chủ yếu là lao động thời vụ, có việc là “nhảy”, ít khi tham gia học hết
khóa”, một cán bộ phụ trách dạy nghề thị xã La Gi cho biết. Rất nhiều lao động
sở dĩ không thích theo học các nghề như sửa chữa xe máy, may thủ công vì cơ hội
tìm việc rất khó. Trong khi đa số họ đều nghèo, thiếu vốn không thể đầu tư để mở
tiệm tại nhà. Có rất nhiều lao động bây giờ thường chọn cách học nghề “tại gia”
với các chủ cơ sở, giờ giấc khỏi gò bó. Sau khi rành nghề thường làm công ăn
lương tại chỗ, nên các lớp nghề phi nông nghiệp thường “ế ẩm”.
Chờ kinh phí
Đó là tình hình chung của hầu hết
các địa phương trong tỉnh đang gặp phải vào thời điểm này. Nhiều trung tâm dạy
nghề chưa thoát khỏi cảnh: muốn mở lớp thêm nhưng thiếu kinh phí. Trung bình mỗi
lớp nghề được mở phải tốn trên 30 triệu đồng. Để đảm bảo hoạt động kinh phí phải
có khoảng 80%. Tuy nhiên, có cơ sở dạy nghề đang phải “gồng” mình ứng tiền túi
để chi trả các khoản phí như mua vật tư tiêu hao, phí thuê hội trường, lương
giáo viên, kể cả tiền ăn cho các đối tượng theo quy định. Thậm chí có nơi nhu
cầu học nghề rất lớn nhưng không mở được lớp vì thiếu nguồn tài chính. Anh
Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Hàm Thuận Bắc bức xúc: Đến
thời điểm này, trung tâm đã mở được 33 lớp/900 học viên vượt chỉ tiêu giao,
nhưng mới được huyện “thanh toán” gần 250 triệu đồng. Hiện còn 26 lớp đang đào
tạo chưa có kinh phí, trong đó có 10 lớp đã hoàn thành nhưng chờ kinh phí để
tổng kết. “Chúng tôi đang phải nợ tiền giáo viên, tiền mua vật tư tiêu hao để
giảng dạy, tiền photo tài liệu, và các dịch vụ khác rất nhiều. Kể cả tiền ăn cho
hàng trăm học viên là người dân tộc thiểu số ở 3 xã đồng bào dân tộc đã học xong
nhưng chưa được cấp…”, ông Lâm cho biết. Được biết, năm nay tổng kinh phí cho
đào tạo nghề trên 15 tỉ đồng, hiện đã được tỉnh phân cấp cho các địa phương
quản lý ngay từ đầu năm. Để việc đào tạo nghề có hiệu quả, bên cạnh đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, đào tạo “trúng” nhu cầu người học, các địa phương cần sớm
quan tâm phân bổ nguồn kinh phí kịp thời cho các trung tâm dạy nghề.
Một số
nghề khó tuyển người học
Ông Nguyễn
Xuân Lộc - Phó trưởng Phòng Dạy nghề - Sở LĐTBXH: Trong năm có khoảng 60
loại nghề nằm trong danh mục đào tạo. Hiện nay nghề được lao động nông
thôn chọn lựa chủ yếu cũng chỉ tập trung vào may công nghiệp, tiếng Anh
chuyên ngành, lễ tân, nhà hàng, lắp ráp sửa chữa máy vi tính, lái xe ô
tô hạng B2, trồng chăm sóc thanh long, khai thác cao su, chăn nuôi gà
thả vườn, trồng nấm… Vẫn còn nhiều nghề khó tuyển sinh như: sửa chữa xe
máy, điện cơ, điện dân dụng, thủ công mỹ nghệ, may thủ công, chăn nuôi
heo, trồng chăm sóc cây tiêu, điều, nấm rơm…
|
Khánh Ngọ
http://baobinhthuan.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét